dieu.gif (1453 bytes)   Các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có tên tuổi trong xã hội, trong văn chương bên cạnh những kiệt tác để đời còn có những giai thoại lý thú nói riêng về họ. Chính vì vậy, giai thoại văn học là một loại văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính chất truyền miệng, mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy sức hấp dẫn.

   Vào thứ Bảy hàng tuần, chuyên "Giai thoại Văn học" của NetCodo xin giới thiệu với bạn đọc một số giai thoại chọn lọc bổ ích và thú vị.

   Mời bạn đọc cùng thưởng thức!

 

LAN PHU NHÂN

Vua Lý Thánh Tông (1054- 1072), tên thực là Nhật Tôn, đã 40 tuổi mà không có con, nên hết sức lo lắng cho việc kế vị sau này. Theo lời khuyên của các quan, Vua đi cầu tự ở chùa Siêu Loại, làng Thổ Lỗi, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Nghe Vua đến, dân làng đổ xô ra đứng xem đầy đường; duy chỉ có một người con gái cắt cỏ, thấy kiệu Vua đi qua, vẫn cứ đứng dựa vào gốc một cây lan, ở trên một cái đồi vắng, chứ không thèm chạy ra xem. Vua ngồi trên kiệu trông thấy lấy làm lạ, truyền gọi lại hỏi, người con gái ứng đối trôi chảy mạch lạc, không có vẻ gì là luống cuống sợ hãi. Qua câu chuyện, Vua Lý hết sức chú ý đến giọng nói thanh thoát như tiếng chuông của cô ta, và khi Vua tỏ lời khen, thì nàng mĩm cười mà hát một câu hát như sau:

Người thanh thì tiếng cũng thanh
Chuông kêu đánh ở góc đình cũng kêu.

Lý Nhật Tôn rất lấy làm vừa lòng, ĐƯA NÀNG VỀ CUNG, PHONG LÀ LAN PHU NHÂN. (LAN: TỰA CÂY LAN). §ƯỢC ÍT LÂU,LAN PHU NHÂN CÓ THAI, SINH RA MỘT TRAI KHÔI NGÔ TUẤN TÚ: ĐÓ LÀ Thái tử Càn Ðức, sau này sẽ trở thành vua Lý Nhân Tông (1072- 1127), một trong những vị vua lớn của nhà Lý.

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

Scrolll.gif (2603 bytes)


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn